Các phân khúc màn hình ghép từ cao cấp tới giá rẻ có trên thị trường

 Màn hình ghép là gì?

Màn hình kích thước lớn được ghép từ nhiều màn hình nhỏ theo kích thước khác nhau (Màn hình 46,49 và 55″). Màn hình ghép giúp phóng to các đối tượng trình chiếu với độ phân giải rất tốt để có thể giúp người xem quan sát từ xa một cách dễ dàng (Tìm hiểu thêm về khái niệm màn hình ghép là gì)

Màn hình ghép tối thiểu từ 2 tấm màn hình (1×2) cho đến vô hạn số lượng màn hình cần ghép để có thể đáp ứng được không gian dự án cần triển khai. Ngoài ra, hệ thống màn hình ghép còn có thể trình chiếu các nội dung từ nhiều nguồn khác nhau tới Controller Datapath và rất dễ dàng tùy chỉnh.

màn hình ghép giá rẻ


Phân khúc màn hình ghép có trên thị trường

Phân khúc cao cấp – giá cao và tầm trung: Đây là phân khúc màn hình ghép của các hãng có tên tuổi trên thị trường như: Barco, Panasonic, Samsung, LG, NEC.

  • Barco: Các tấm nên của Barco sử dụng công nghệ Barco UniSee®, tạo nên một cuộc cách mạng cho công nghệ màn hình ghép LCD video walls. Công nghệ này giúp cho màn hình ghép Barco có chất lượng hình ảnh cao, dễ bảo dưỡng và có độ tin cậy cao. Màn hình Barco có nhược điểm giá thành rất cao, không phù hợp với đại đa số cơ quan, doanh nghiệp.
  • Panasonic: Panasonic sử dụng công nghệ tâm nền IPS/D-LED, màn hình có viền 3.5mm hoặc 1.8mm, độ phân giải FullHD. Nhược điểm của màn hình Panasonic là khá nặng, giao diện điều khiển khó sử dụng dù với chuyên gia.
  • Samsung: Samsung hiện tại không còn sản xuất tấm nền cho video wall, hãng mua tấm nền công nghệ IPS của LG và sản xuất màn hình ghép với nền tảng của Samsung. Chất lượng hình ảnh đều giống màn hình Panasonic và Barco. Nhược điểm của màn hình Samsung là giữa các viền màn hình thường có thêm 1 lớp nhựa để bảo vệ viền, điều này làm cho vết ghép giữa các màn hình trở nên dày hơn, phụ kiện theo kèm màn hình không đầy đủ và một số sợi cáp kết nối giữa các màn hình khá đặc biệt và không dễ kiếm trên thị trường.
  • LG: Các màn hình ghép của LG đều sử dụng tấm nền IPS và đây là công nghệ tấm nền được LG bán cho rất nhiều hãng để sản xuất videowall. Chất lượng hình ảnh của màn hình LG tương đương với những hãng khác. Màn hình của LG có đặc điểm dễ điều khiển, có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng của LG để quản lý màn hình, quản lý, lập lịch nội dung phát và bảo hành, bảo trì online, các phụ kiện đi kèm màn hình đầy đủ. LG có hệ thống đại lý trải khắp cả nước nên việc bảo hành, bảo trì dễ dàng, nhanh chóng.
  • NEC: Giống với Samsung, NEC mua tấm nền của LG để sản xuất màn hình ghép. Tuy nhiên giá thành màn hình NEC khá cao, giao diện điều khiển khó sử dụng và đặc biệt không có bất kỳ phụ kiện nào đi kèm màn hình, mỗi hệ thống sẽ phải mua một mắt IR, điều khiển từ xa và các dây kết nối giữa các màn hình.

Phân khúc màn hình ghép giá rẻ: Phân khúc này thường là các màn hình hãng ít tên tuổi trên mảng hiển thị và một số hãng không có tên tuổi của Trung Quốc.

  • Hikvision: Hikvision sử dụng công nghệ tấm nền Direct-lit LED backlight. Màn hình Hikvison có giá thành phù hợp nhưng do thương hiệu chủ yếu ở mảng Camera nên chưa được khách hàng biết tới nhiều và là thương hiệu của Trung Quốc nên không nhiều khách hàng tin tưởng.
  • Orion: Là thương hiệu tới từ Hàn Quốc nhưng do hãng này nhập OEM toàn bộ màn hình từ Trung Quốc nên giá thành khá thấp.
  • AOC: Đây là thương hiệu mới và giá thành khá rẻ, tuy nhiên chất lượng chưa được kiểm chứng nên chưa được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
  • Các hãng không thương hiệu từ Trung Quốc: Đặc điểm của các màn hình này là rất rẻ, nhưng chất lượng màn hình và hình ảnh rất tệ, màn hình nhanh hỏng và xuống cấp, việc bảo hành, bảo trì cũng gặp rất nhiều khó khăn và thời gian lâu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LG mở rộng dòng Magnit LSAB với màn hình Micro Led 0,7mm

Màn hình LED và màn hình ghép LCD tại thành phố đất cảng Hải Phòng

Màn hình LED quảng cáo trong suốt lớn nhất tại Scotland